Từ xa xưa, sâm được ví là một trong Tứ Đại Danh Dược quý hiềm bao gồm: Sâm, Nhung, Quế, Phụ. Với tác dụng bổ ích nguyên khí, nhân sâm được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tùy vào mục đích sử dụng và tình trạng sứ khỏe của từng người mà khi sử dụng sẽ có những tác dụng khác nhau.
Từ lâu người ta đã biết đến sâm Ấn Độ với nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, làm đẹp như tốt cho tim mạch, não bộ, nâng cao sức đề kháng hay có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ,… Dùng sâm mang lại rất nhiều lợi ích như vậy, nhưng không phải ai cũng có thể dùng được và mang lại hiệu quả như mong muốn.
Top 7 bệnh lí không nên sử dụng Sâm:
Theo nghiên cứu, sâm có rất nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể sử dụng, nhất là đối với những người mắc các bệnh lí sau:
1. Tăng huyết áp:
Những người đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp khi dùng kết hợp nhân sâm sẽ vô hiệu hóa tác dụng của thuốc hạ huyết áp, dùng liều cao nhân sâm làm tim đập nhanh tăng huyết áp.
2. Bị cảm:
Nhân sâm bổ khí, sẽ làm cho tà khí ứ trệ lưu trong cơ thể không thoát ra ngoài được, kéo dài bệnh tình. Những người đang phải uống nhân sâm dài ngày nếu bị cảm thì nên ngừng cho đến khi khỏi hẳn.
3. Bệnh gan mật:
Người bị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, đau sườn, đau bụng, vàng da, phát sốt… đều ở tình trạng gan mật bị thấp nhiệt, khí không thoát. Việc uống nhân sâm sẽ càng làm khí trệ uất kết, bệnh nặng thêm.
4. Đau dạ dày:
Chứng viêm loét ở dạ dày do dịch vị ra quá nhiều, khí trệ mà sinh ra đau; huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra chảy máu. Nhân sâm bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên; huyết càng hưng vượng, rất khó làm giảm và hết đau.
5. Giãn phế quản, lao:
Bệnh nhân thường ho ra máu, sốt nhẹ, xuất huyết; đây là lúc âm hư hoả vượng, phế âm suy nhược. Nhân sâm càng làm tổn thương phế âm và làm hỏa vượng thêm; làm năng hơn tình trạng nôn ra máu.
6. Bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp:
Những người bị bệnh về hệ thống miễn dịch như mụn nhọt, viêm khớp dạng thấp, ban đỏ,… cần tránh dùng Nhâm Sâm. Vì Nhân Sâm có thể làm kháng thể tăng lên nhiều, kích thích kháng hạch kháng thể hoạt động khiến tình trạng bệnh trở nên xấu đi. Những người này cũng bị âm hư hỏa vượng nên nhân sâm càng làm bệnh nặng thêm.
7. Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy:
không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng sâm.
> Xem thêm: Sâm Ấn Độ – Công dụng tuyệt vời
> Xem thêm: Uống sâm làm mát hay nóng người?
Tập đoàn Đàn hương Việt Nam là đơn vị tiên phong xây dựng hệ sinh thái xanh bền vững về cây Đàn hương, nhằm đưa giống cây có giá trị kinh tế cao này phát triển tại Việt Nam. Hoạt động với tâm niệm đặt lợi ích của khách hàng làm trọng tâm, lấy sự hài lòng của khách hàng làm thước đo thành công trong hoạt động, tập đoàn GPlus không ngừng nỗ lực mang đến sản phẩm và dịch vụ trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng